Về chúng tôi

10 ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT VỀ NGƯỜI THẦY DẠY VÕ CỦA MÌNH

Published

on

“Khi bạn ko đến lớp, đối với bạn thì có lẽ chỉ là 1 buổi nghỉ tập để tham gia các hoạt động khác. Nhưng đối với thầy dạy võ, đó là cả 1 sự trăn trở…”

Cùng đọc để biết 10 điều bạn nên biết về thầy dạy võ Aikido trên Đạo đường của mình nhé !

1. Thầy dạy võ luôn muốn học trò của mình thành công ít nhất là trong việc rèn luyện võ thuật cho dù họ có là ai, ngoại hình thế nào hay khả năng của họ ra sao. Với Aikido các thầy còn muốn từ cách rèn võ để luyện nết người, tư cách, nghi lễ, lối sống. Là 1 người thầy, việc giúp võ sinh từ 1 người mới trở thành 1 người tốt dần lên mỗi ngày chính là niềm hạnh phúc.

2. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết hết được thầy dạy võ đã phải rèn luyện và làm việc vất vả thế nào đằng sau các buổi lên lớp ở Đạo đường. Liên tục phải tự nghiên cứu, tự tập luyện, động viên học viên, lên kế hoạch duy trì, phát triển lớp để phù hợp… Và còn vô số các công việc khác mà bạn chưa từng được nhìn hoặc nghe thấy.

3. Khi bạn ko đến lớp, đối với bạn thì có lẽ chỉ là 1 buổi nghỉ tập để tham gia các hoạt động khác. Nhưng đối với thầy dạy võ, đó là 1 sự trăn trở, họ phải lục lọi trí nhớ xem đã làm gì đó không đúng mực khiến bạn cảm thấy mất động lực đi tập hay ko? Phương pháp dạy có nghiêm khắc quá ko? Bài tập đưa ra đã hợp lý chưa? Mỗi buổi đến lớp thực sự đều là 1 sự kiện trọng đại, bởi lẽ tất cả những gì họ thể hiện trong buổi tập sẽ quyết định việc sẽ nuôi dưỡng những niềm đam mê mới hay là dội 1 gáo nước lạnh vào nhiệt tình tập luyện của võ sinh.

4. Đối với thầy dạy võ, niềm vui lớn nhất mà bạn có thể dành cho họ là sự tôn trọng và sự say mê của bạn đối với môn võ.

5. Niềm vui lớn thứ 5 của người thầy dạy võ là những võ sinh của mình có thể truyền nhiệt huyết và sự say mê của mình cho những người xung quanh như bạn bè, gia đình. Bằng những gì đã học được đóng góp vào sự thay đổi tích cực của xã hội.

6. Niềm vui lớn thứ 6 của người thầy dạy võ chính là việc bạn luôn cố gắng, theo đuổi và đạt được các mục tiêu lớn của bản thân mình. Bằng sự kiên trì, bền bỉ và sức mạnh có được khi tập võ có người đã cố gắng trở thành đầu bếp giỏi, có người đang trên đường thành kỳ thủ nổi tiếng, có người đang học tập, chăm chỉ nghiên cứu để trở thành kỹ sư… Hãy nhớ rằng thầy dạy võ luôn cổ vũ bạn làm và đạt được những gì mình muốn, nếu có khó khăn hãy cứ đến võ đường nói chuyện và tập luyện. Bạn sẽ tìm được động lực để đi tiếp.

7. Đối với thầy dạy võ, người học trò tuyệt vời nhất không phải là người có kỹ thuật tốt nhất, cũng ko phải là người gắn bó với thầy lâu nhất mà chính là người hấp thu được những suy nghĩ của thầy, kiên trì, chăm chỉ áp dụng những gì đã được dạy vào trong cuộc sống và các công việc khác, đóng góp cho xã hội.

8. Bạn nên hiểu rằng, việc học võ không phải đơn giản chỉ là học cho đúng các kỹ thuật đấm, đá, quăng, quật… mà còn là học cách sống, cách cư xử. Thầy giáo dạy võ thường là những người đã từng trải qua nhiều công việc khác nhau, họ có kinh nghiệm sống sâu sắc và phong phú. Hoặc ít ra là họ đã từng luyện tập trong thời gian dài, chịu nhiều đau đớn, qua nhiều giai đoạn. Khi họ chia sẻ những kinh nghiệm của mình, hãy ghi nhớ, bởi chúng sẽ thực sự có ích cho bạn.

9. Đừng nói rằng đã là thầy dạy võ thì họ chả sợ cái gì. Nỗi sợ lớn nhất của họ là ko có đủ hoặc ko duy trì được nhiệt tình và đam mê để truyền cho võ sinh. Nên nhớ rằng chẳng có thầy dạy võ nào muốn phải chịu trách nhiệm về việc khiến võ sinh nghỉ tập cả. Đó là 1 sự đau lòng, một nỗi ám ảnh.

10. Cuối cùng, mặc dù bạn đã nghỉ tập nhiều năm, nhưng nếu có lúc nào đó bạn chợt nghĩ về thầy dạy võ, hãy luôn nhớ rằng họ cũng luôn nhớ bạn và mong có dịp để gặp lại. Đối với họ, bạn như 1 thành viên trong gia đình. Nếu có thể, hãy trao cho thầy mình 01 cái ôm thật chặt nhé.

CHÚC CÁC BẠN CÓ NHỮNG BUỔI TẬP THẬT VUI TRÊN ĐẠO ĐƯỜNG CỦA MÌNH.

THÂN MẾN ! 

Trending

Exit mobile version